Chú thích Loạn Tô Tuấn

  1. Quận trị nay là Hòa Châu, An Huy
  2. Nay là phía đông Vọng Giang, An Huy
  3. Tức Tư mã (một chức thuộc quan) dưới quyền trực tiếp của Tư đồ (một trong Tam công, ở đây là Vương Đạo)
  4. Nay là thôn Bách Tử, hương Trần Thiển, huyện Toàn Tiêu, An Huy
  5. Nay là bến sông Trường Giang, tây nam Hòa Châu, An Huy
  6. Nay là Đương Đồ, An Huy
  7. 1 2 Tư trị thông giám, quyển 93
  8. Nay là làng đại học Tiên Lâm, Nam Kinh
  9. Tư trị thông giám chép là núi Bình Lăng, Tấn thư – Tô Tuấn truyện chép là núi Nham
  10. Ân Dung vốn là dõng dõi sĩ tộc ở Trần Quận, Vương Chương là bình dân
  11. Đào Khản cười Vương Đạo làm mất cờ tiết (thất tiết), đồng âm với làm mất khí tiết
  12. Lịch Đạo Nguyên (466 - ?), nhà địa lý, nhà tản văn đời Bắc Ngụy. Tác phẩm tiêu biểu là Thủy Kinh chú (chú giải Thủy Kinh)
  13. Đỗ Hữu (735 - 812), nhà chính trị, nhà sử học, đã từng trải qua loạn An Lộc Sơn trong giai đoạn Trung Đường, tác phẩm tiêu biểu là Thông điển
  14. Nhìn chung Ngô Quận, Ngô Hưng, Cối Kê, bao gồm khái niệm Tam Ngô đều nằm ở phía đông của Kiến Khang, được tính là miền đông của Đông Tấn, gọi chung là Đông thổ hay Đông đạo
  15. Nay là thôn Ma Hồ, trấn Hương Đường, khu Toánh Tuyền, thành phố Phụ Dương, tỉnh An Huy
  16. Nay là Tuyên Thành, An Huy
  17. Nay là phía đông Nam Lăng, An Huy
  18. 1 2 Hồ Tam Tỉnh (1230 -1302), nhà sử học trải qua 2 triều đại Tống, Nguyên, hoàn thành "Tư trị thông giám âm chú" vào năm 1286
  19. Cù lao đá này gọi là Ngưu Chử ki, nay đổi là Thái Thạch ki, phía tây thành phố Mã An Sơn, An Huy. Thái Thạch ki là danh thắng Trung Quốc cấp 4A
  20. Đây là một tòa núi nhỏ, chu vi không quá 3 dặm, được dùng làm ngự uyển vào đời Lục triều, nhiều lần bị đổi tên, nay là núi Tiểu Cửu Hoa (vốn là tên của tòa động ở phía nam núi, nhân đó mà có tên núi), công viên Tiểu Cửu Hoa, ở mé tây cửa Thái Bình, phía đông Nam Kinh
  21. Đời Hán lấy Thượng thư làm Trung đài, Ngự sử làm Hiến đài, Yết giả làm Ngoại đài. Tam đài vốn là tên gọi chung ba loại quan viên này. Tam đài ở đây lại ứng với Tam công: Thái tể (ban đầu là Thái sư, nhưng nhà Tấn kiêng húy Tấn Cảnh đế Tư Mã Sư), Thái phó, Thái bảo
  22. Nay thuộc khu Giang Ninh, Nam Kinh
  23. Thái thú là Trưởng quan của quận, Nội sử là Trưởng quan của quận vương quốc
  24. Tấn Xuân Thu còn gọi là Tấn Xuân Thu Lược, 20 quyển. người đời Đường là Đỗ Duyên Nghiệp căn cứ vào Tam Thập Quốc Xuân Thu của người Nam triều Lương là bọn Tiêu Phương, trong đó tập hợp sự tích đời Tấn. Bộ sách này ghi chép chuyện kể từ năm Gia Bình đầu tiên (249) thời Tào Ngụy Phế đế đời Tam Quốc đến năm Nguyên Hi thứ 2 (420) thời Đông Tấn Cung đế, bản gốc thất lạc đã lâu. Nay căn cứ vào bản được chỉnh lý của Thang CầuQuảng Nhã thư cục tùng thư